Củ Ráy Rừng – Dược Liệu Quý Chữa Được Nhiều Chứng Bệnh

Củ ráy rừng là dược liệu được biết đến với những công dụng quý giá trong y học dân gian. Tuy nhiên củ ráy cũng có tác dụng phụ đối với những người có cơ địa nhạy cảm. Do đó, các bạn cần phải theo dõi bài viết của thittraugacbep.com.vn dưới đây, để hiểu rõ về loại cây này trước khi bắt được sử dụng.

Tìm hiểu những thông tin cơ bản về củ ráy

Củ ráy rừng là loại cây mọc hoang dã, phổ biến ở nhiều vùng ẩm thấp tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc,… Mặc dù không mất nhiều công trồng trọt vì chúng có thể tự sinh sôi và phát triển, nhưng theo y học dân gian thì củ ráy còn được biết đến như một vị thuốc quý trong y học dân tộc với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Cây ráy thuộc loại thân mềm, có thể cao từ 0,3m đến 5m. Rễ cây mọc bò dưới mặt đất, hình thành nên những củ ráy quý giá. Thân cây thẳng đứng, mang trên mình những chiếc lá to hình trái tim, kích thước dao động từ 10cm đến 50cm (chiều dài) và 8cm đến 45cm (chiều rộng). Cuống lá dài từ 15cm đến 120cm.

Bộ phận được sử dụng làm thuốc phổ biến nhất của cây ráy rừng là phần củ. Củ ráy dài, chia thành nhiều đốt ngắn và có màu nâu. Theo kinh nghiệm dân gian, củ ráy tốt nhất để làm thuốc là từ những cây có tuổi thọ từ 2 năm trở lên.

Tìm hiểu về cây ráy rừng Tây Bắc
Tìm hiểu về cây ráy rừng Tây Bắc

Công dụng chữa bệnh của củ ráy

Theo các nghiên cứu khoa học, củ ráy rừng chứa hàm lượng dồi dào các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như coumarin, saponin, flavonoid, cùng các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, magie, kali và vitamin A, D2, retinol,… Do đó, mang tới các công dụng hữu ích trong việc phòng chống và chữa bệnh.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Với tính hàn và khả năng thanh nhiệt giải độc, củ ráy là bài thuốc dân gian hiệu quả dành cho những ai bị gout. Các bạn có thể kết hợp củ ráy cùng chuối hột theo tỷ lệ 5:3, nghiền thành bột mịn. Sau đó, pha một thìa cà phê bột với nước ấm và sử dụng mỗi ngày hai lần (sáng – tối) trước bữa ăn 30 phút để giảm các triệu chứng đau nhức, sưng tấy do bệnh gout gây ra.

Làm đẹp da, trị mụn nhọt

Củ ráy có thể làm đẹp da, hút mụn nhọt
Củ ráy có thể làm đẹp da, hút mụn nhọt

Sự kết hợp giữa củ ráy rừng và nghệ tươi mang đến giải pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả cho việc điều trị mụn nhọt. Củ ráy giã nhuyễn cùng nghệ tươi, đun sôi với dầu sáp, dầu vừng và mật ong, sau khi nguội bôi trực tiếp lên vùng da mụn sẽ giúp giảm viêm, sát khuẩn, thúc đẩy quá trình lành da và ngăn ngừa mụn tái phát.

Hạ sốt vật lý

Ngoài những công dụng trên, ráy rừng còn được biết đến với hương pháp hạ sốt hiệu quả. Cách thức làm như sau: Bạn cắt đôi củ ráy rừng tươi, chà xát lên mu bàn tay để thử dị ứng. Nếu cơ thể không xuất hiện vấn đề gì, tiếp tục chà xát toàn bộ vùng lưng và phần sống lưng. Phần củ chưa dùng còn lại đem đun sôi với nước và uống trực tiếp. Lặp lại vài lần, cơ thể sẽ hạ sốt nhanh chóng.

Cần lưu ý gì khi sử dụng củ ráy rừng?

Lưu ý khi sử dụng củ ráy rừng
Lưu ý khi sử dụng củ ráy rừng

Củ ráy từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý Tây Bắc trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Dù vậy, bạn cũng cần lưu ý những thông tin quan trọng như sau:

  •  Do có tính hàn và vị nhạt, củ ráy không phù hợp với những người có thể trạng yếu, lạnh trong người. Sử dụng củ ráy cho những đối tượng này có thể làm tăng thêm các triệu chứng như mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng.
  • Củ ráy chứa canxi oxalat, có thể gây kích ứng da, ngứa, rát khi tiếp xúc trực tiếp. Do đó, khi chế biến củ ráy tươi, cần đeo bao tay để bảo vệ da. Nên phơi khô hoặc nấu chín củ ráy trước khi sử dụng để giảm thiểu nguy cơ kích ứng.
  • Các phương pháp chữa bệnh bằng củ ráy thường chỉ hiệu quả với các bệnh nhẹ ở giai đoạn đầu. Với những bệnh đã chuyển nặng, củ ráy có thể ít tác dụng hoặc không hiệu quả.
  • Phản ứng phụ: Tùy vào cơ địa mỗi người mà phản ứng với củ ráy có thể khác nhau. Cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng và ngừng sử dụng nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
  • Tuyệt đối không ăn trực tiếp củ ráy tươi chưa qua chế biến vì có thể gây rát miệng, rát cổ họng. Cần phân biệt rõ ràng củ ráy rừng với các loại cây khác như cây dọc mùng, khoai nước để tránh nhầm lẫn, dẫn đến ngộ độc.

Ngộ độc củ ráy – Triệu chứng và hướng dẫn cách sơ cứu

Nếu không biết cách sơ chế củ ráy rừng, bạn có thể bị ngộ độc trong lần sử dụng đầu tiên.

Triệu chứng ngộ độc

  • Tê miệng, lưỡi, họng: Đây là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất khi ngộ độc củ ráy. Cảm giác tê lan rộng khiến người bệnh khó nói, khó nuốt và thậm chí có thể dẫn đến ngạt thở.
  • Khàn giọng, mất tiếng: Do niêm mạc họng bị kích ứng, bạn có thể bị khàn giọng hoặc hoàn toàn mất tiếng.
  • Buồn nôn: Chất độc trong củ ráy kích thích hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, có thể kèm theo tiêu chảy.
  • Sưng môi – mặt: Người sử dụng ráy rừng không đúng cách có thể bị sưng tấy, phù nề mặt và môi.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi ngộ độc củ ráy rừng

Sơ cứu kịp thời nếu ngộ độc 
Sơ cứu kịp thời nếu ngộ độc

Do không có thuốc giải đặc hiệu, việc sơ cứu ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Một vài phương pháp mà thittraugacbep.com.vn tổng hợp dưới đây có thể giúp bạn dễ chịu hơn khi ăn củ ráy sai cách:

  • Rửa miệng và cổ họng nhiều lần bằng nước muối loãng.
  • Uống nhiều nước mát để giảm đau rát và hỗ trợ đào thải độc tố.
  • Uống sữa để giúp kết tủa oxalate hòa tan, giảm bớt tác hại.
  • Tuyệt đối không gây nôn hoặc rửa dạ dày vì có thể làm tổn thương nghiêm trọng đường tiêu hóa.
  • Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu cảm thấy triệu chứng trở nên trầm trọng.

Lời khuyên chân thành của chúng tôi là bạn nên tuân thủ chỉ dẫn của thầy thuốc có chuyên môn khi sử dụng thảo dược trị bệnh. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin quan trọng về củ ráy rừng mà các bạn nên biết trước khi sử dụng. Song hành với các công dụng tuyệt vời thì loại thảo dược này cũng tiềm ẩn các nguy cơ có hại nếu không biết sử dụng đúng cách. Thittraugacbep.com.vn hy vọng có thể giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm trước khi sử dụng.

Bài viết liên quan