Hoa Hồi – Những Lợi Ích Tuyệt Vời Bạn Không Nên Bỏ Qua

Hoa hồi thường được biết đến với công dụng trong việc sử dụng chế biến món ăn. Tuy nhiên trong y học, dược liệu này còn được dùng để làm ra rất nhiều bài thuốc quý giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về loại hoa này nhé.

Vài nét về hoa hồi

Hoa hồi hay còn gọi là hoa đại hồi, nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và phía Đông Bắc Việt Nam. Đây là loại cây thường dùng được làm gia vị có mùi thơm được dùng nhiều trong nấu ăn. Đặc điểm hình thái của loại cây này thường sẽ được nhận diện bởi các đặc điểm như: hình dáng nhỏ nhắn, thân cây chỉ cao từ 6 – 10 cm, nhẵn, có màu nâu xám.

Hoa hồi có nguồn gốc từ Đông Bắc Việt Nam
Hoa hồi có nguồn gốc từ Đông Bắc Việt Nam

Thông thường mỗi bông hoa hồi sẽ có 6 đến 8 cánh được sắp xếp hình cánh sao có đường kính khoảng 3 cm. Mỗi cánh màn bên trong chứa một hạt nhỏ hình quả trứng và nhẵn bóng. Những bông hoa này sau khi thu hoặc sẽ được phơi khô và chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau để xuất khẩu ra thị trường.

Những tác dụng của hoa hồi theo Tây Y và Đông Y

Theo nghiên cứu, hoa hồi không chỉ có những công dụng đơn giản như thường ngày chúng ta vẫn hay sử dụng mà nó còn có các tác dụng đến sức khỏe của con người theo y học hiện đại và y học cổ truyền:

Tác dụng theo Tây Y

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hoa hồi có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như:

  • Đây là dược liệu có tác dụng lợi sữa, làm dịu các cơ co thắt, đau ruột đau dạ dày.
  • Có tác dụng hỗ trợ chức năng tiêu hóa.
  • Có tác dụng long đờm, ức chế quá trình lên men ruột, giúp quá trình trung tiện được thực hiện dễ dàng hơn.
  • Ngoài ra, còn có tác dụng tạo mùi hương trong các loại kem đánh răng.
Những tác dụng của hoa hồi theo Đông Y và Tây Y
Những tác dụng của hoa hồi theo Đông Y và Tây Y

Tác dụng theo Đông Y

Theo y học cổ truyền, đây là loại dược liệu có mùi thơm, tính ấm và có vị cay. Chúng có các tác dụng theo Đông Y như sau:

  • Có tác dụng chữa đau bụng và đầy hơi.
  • Giúp hỗ trợ tiêu hóa, kích thích vị giác ăn uống ngon miệng hơn.
  • Chữa đái dầm, ngộ độc và các bệnh nấm ngoài da.
  • Có tác dụng giảm đau và sát trùng vết thương.
  • Chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp,…

Liều dùng và những đặc điểm cần lưu ý khi sử dụng hoa hồi

Khi sử dụng loại thảo dược này, bạn cần chú ý đến liều dùng và tham khảo các lưu ý sau và thực hiện nhé:

Liều dùng

Khi sử dụng hoa hồi, thông thường sẽ sử dụng khoảng từ 4 – 8 g trong ngày dưới dạng hãm lấy nước để uống, còn rượu thuốc hoặc dạng bột thuốc thì nên dùng từ 1 – 4 g. Tuy nhiên, khi sử dụng loại dược liệu này còn phù thuộc vào tuổi tác cũng như tình trạng sức khỏe của người sử dụng để cân nhắc liều lượng sử dụng sao cho hợp lý. Chính vì thế, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này trong các phương pháp điều trị của mình.

Một số đặc điểm cần lưu ý khi sử dụng hoa hồi

Một số đặc điểm cần lưu ý khi sử dụng hoa hồi
Một số đặc điểm cần lưu ý khi sử dụng hoa hồi

Khi sử dụng hoa hồi bạn cần lưu ý những điều sau để tránh những rủi ro trong điều trị nhé:

  • Không sử dụng với các đối tượng bị dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu.
  • Không được dùng điều trị cho những người âm hư, hỏa vượng.
  • Nên cẩn trọng với đối tượng là phụ nữ có thai và đang cho con bú. Cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này.
  • Không được tự ý thay đổi liều lượng và làm dụng dược liệu này trong suốt quá trình điều trị. Nếu sử dụng liều quá cao có thể gây ngộ độc với các biểu hiện như: Co giật, rung tay, rung chân, sung huyết não,..

Một số những bài thuốc y học cổ truyền từ hoa hồi

Dưới đây là một số những bài thuốc quý Tây Bắc trị liệu theo phương pháp y học cổ truyền từ hoa hồi bạn có thể tham khảo:

Một số những bài thuốc y học cổ truyền từ hoa hồi
Một số những bài thuốc y học cổ truyền từ hoa hồi

Bài thuốc chữa đau bụng và cảm hàn

Với công dụng là chữa đau bụng và cảm hàn, bài thuốc này sẽ được thực hiện theo công thức như sau: Dùng hoa hồi nghiền nhỏ thành bột mịn, mỗi lần sử dụng chỉ cần 2 g kết hợp với rượu ấm, mỗi ngày nên uống từ 3 – 4 lần. Bạn chỉ cần kiên trì dùng khoảng 2 đến 3 ngày sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt. Hoặc bạn có thể thay thế dùng tinh dầu hoa hồi uống lần 4 – 5 giọt, thực hiện 3 – 4 lần trong ngày cũng sẽ có tác dụng điều trị cảm hàn, đau bụng.

Bài thuốc chữa đau lưng

Công thức bài thuốc chữa đau lưng được thực hiện như sau: Bạn hãy dùng loại dược liệu đã bóc bỏ hạt đem ngâm hoặc tẩm với nước muối pha loãng và vớt để ráo rồi tán nhỏ.Tiếp tục dùng 6 – 10 g bột tán được uống cùng với rượu hoặc bạn nên kết hợp sử dụng thêm vào đó là lá ngải cứu có tác dụng chườm vào vị trí đau lưng làm giảm các cơn đau hiệu quả.

Bài thuốc chữa rối loạn đại tiện

Với bài thuốc này bạn cần có 40g dược liệu và 160g hạt bìm bìm đen. Bạn hãy đem tán nhỏ hỗn hợp này thành bột mịn rồi đem đi tán với nước gừng, mỗi lần sử dụng khoảng 4g bột đã được nghiền.

Kết luận

Như vậy, hoa hồi là loại dược liệu có nhiều công dụng trong y học, đặc biệt là trong các bài thuốc y học cổ truyền điều trị các bệnh, đau lưng, cảm hàn, đau xương khớp… Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về các loại dược liệu quý khác, hãy truy cập ngay thittraugacbep.com.vn để tìm hiểu nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *