Gạo nếp nương hay còn gọi là nếp rẫy, một món ăn quen thuộc của người dân Tây Bắc và mang nhiều mùi vị riêng biệt khác với các loại gạo thông thường khác. Đặc biệt, loại gạo này còn có thể chế biến đa dạng các món ăn khác nhau. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về sản phẩm này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Giới thiệu về gạo nếp nương
Gạo nếp nương là loại gạo đặc sản nổi tiếng tại Điện Biên, đây là loại nếp có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên. Hạt gạo rẫy được lấy từ cây lúa nếp sống và chỉ phát triển tốt ở vùng có khí hậu đặc trưng Tây Bắc. Do đó, hạt nếp nương Điện Biên được đánh giá là chắc và có mùi thơm đặc trưng.
Thực tế, các loại nếp thông thường khác sẽ không có đặc điểm hạt mẩy, dài như gạo rẫy Điện Biên. Vì hạt nếp rẫy có độ kết dính vừa phải, dẻo xốp và khi ăn vào sẽ có vị ngọt thanh, thơm và mềm. Đặc biệt, gạo nếp rẫy không chỉ chế biến món ăn ngon mà còn ngăn ngừa bệnh tật giúp bảo vệ sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng có trong gạo nếp nương
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong gạo nếp nương có chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Trong đó, phải nói đến hàm lượng tinh bột và calo dồi dào trong gạo nếp rẫy. Ngoài hai thành phần chính này thì còn có một số dưỡng chất khác như sau:
- Protein
- Cacbon hydrat
- Các nguyên tố vi lượng
- Vitamin nhóm B và E
- Canxi
- Sắt
- Chất xơ
- Chất chống oxy hóa
Công dụng của gạo nếp nương Điện Biên
Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng mà gạo nếp rẫy cung cấp cho cơ thể thì loại nếp này còn mang lại nhiều công dụng khác cho sức khỏe và làn da.
Giảm tình trạng thiếu máu
Theo một số nghiên cứu, trung bình trong 100 gam gạo rẫy có chứa đến 1,2mg sắt. Điều này cho thấy, gạo nếp rẫy chứa rất nhiều hàm lượng sắt tự nhiên giúp tăng cường sản sinh hồng cầu.
Vì thế, những phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc sau khi sinh thường mất nhiều máu và cần hồi sức nhanh chóng. Theo đó, việc bổ sung gạo rẫy vào thực đơn ăn uống hàng ngày là cách giúp các chị em ổn định sức khỏe.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Sở dĩ, gạo nếp nương có đặc tính ấm, vị ngọt tự nhiên và dễ dàng tiêu hóa tốt. Chính vì thế, ăn gạo rẫy sẽ giúp bạn cân bằng lượng thức ăn nạp vào cơ thể, cải thiện các vấn đề về đường tiêu hóa, khắc phục bệnh tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn chức năng bài tiết,…
Hỗ trợ làm đẹp da
Thông thường, da của bạn sau một thời gian sẽ bước vào giai đoạn lão hóa. Vì vậy mà việc bổ sung gạo rẫy cũng là cách giúp bạn duy trì một làn da săn chắc, trắng sáng và chống oxy hóa hiệu quả.
Áp dụng trị bệnh trong Đông y
Ngoài các công dụng làm đẹp da, cung cấp chất sắt, điều hòa hệ tiêu hóa thì gạo nếp rẫy cũng được áp dụng vào các phương pháp trị bệnh trong Đông y. Phần lớn, gạo rẫy được Đông y ứng dụng vào việc điều trị chứng bệnh tê sưng phù và mắc nghẹn.
Hướng dẫn cách chế biến món ăn từ gạo nếp nương tại nhà
Nhìn chung, gạo rẫy khá dễ ăn và có thể chế biến đa dạng các món ăn như cơm nếp, xôi,… Thế nhưng, làm cách nào để nấu gạo rẫy cho đúng cách thì dưới đây là quy trình hướng dẫn cách chế biến.
Nấu cơm nếp
Cơm nếp nương khá dễ ăn, bổ dưỡng và còn giúp cung cấp cho cơ thể lượng calo dồi dào hoạt động trong một ngày dài, cải thiện hệ tiêu hóa. Chính vì thế, nếu bạn muốn tìm loại gạo bổ sung nhiều năng lượng thì có thể tham khảo cơm nếp nương.
Cách thực hiện
- Bước 1: Cần chuẩn bị khoảng 150 gam gạo nếp rẫy tương ứng với 2 chén cơm cho vào nồi cơm.
- Bước 2: Sau đó, ngâm gạo và vo sạch với nước khoảng 2 lần.
- Bước 3: Tiếp đến, đong nước khoảng 110ml – 115ml và nấu đến khi chín.
Xôi nếp nương
Xôi nếp nương có thể được áp dụng ăn vào mỗi buổi sáng hoặc có thể kết hợp cùng với các thành phần khác như xôi gà, xôi cẩm, xôi dứa,… Các món ăn được chế biến từ gạo rẫy chứa khá nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện
- Bước 1: Cho gạo nếp rẫy ngâm trong nước ấm khoảng từ 6 – 8 tiếng và thêm vào cùng một ít muối.
- Bước 2: Sau khi ngâm, chuyển sang vo nếp lại lần nữa và cho nước vào rồi nấu. Đồng thời, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình nấu để tránh xôi bị cháy khét.
- Bước 3: Thông thường, thời gian gạo nếp rẫy sẽ khoảng từ 30 – 40 phút và cứ cách 10 phút hấp thì bạn nên mở nắp 1 lần và làm sạch hơi nước trên nắp nồi.
Gạo nếp nương là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và có công dụng hỗ trợ sức khỏe, làm đẹp. Do đó, bạn hoàn toàn có thể ăn trong bữa ăn hàng ngày. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kiến thức và thông tin về loại gạo này. Nếu bạn có nhu cầu mua và muốn thưởng thức các món ăn từ thiên nhiên núi rừng Tây Bắc thì hãy liên hệ với thittraugacbep.com.vn để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.
CEO Nguyễn Hoàng Luân, là người sáng lập và hiện đang giữ chức vụ CEO của công ty Thịt Trâu Gác Bếp, một thương hiệu uy tín và chất lượng trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành chế biến thực phẩm, ông Luân đã xây dựng và phát triển công ty từ những ngày đầu tiên với niềm đam mê và tâm huyết với ẩm thực truyền thống. Sinh ra và lớn lên tại vùng núi Tây Bắc, ông hiểu rõ giá trị của thịt trâu gác bếp không chỉ là một món ăn mà còn là di sản văn hóa của dân tộc.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://thittraugacbep.com.vn/
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 81 Phạm Văn Chiêu, Phường 8, Gò Vấp, Hồ Chí Minh, Việt Nam