Lá Thắng Cố | 5+ Công Dụng Của Loại Gia Vị Đặc Biệt

Lá thắng cố đã trở thành gia vị đặc biệt không thể thiếu trong các món ăn của người dân tộc Tây Bắc. Lá có hình dải hẹp và mùi thơm đặc trưng, quả chín rất mọng và có màu đỏ nhạt kết hợp với một số món ăn và trở thành đặc sản của vùng núi này. Cùng thittraugacbep.com.vn tìm hiểu chi tiết về lá thắng cố trong bài viết dưới đây nhé!

Những thông tin cần biết về lá cây thắng cố

Lá cây thắng cố - gia vị và bài thuốc quan trọng của người miền núi
Lá cây thắng cố – gia vị và bài thuốc quan trọng của người miền núi

Cây thắng cố là gì?

Đây là loài cây dạng thân thảo thấp, sống dai lâu năm, thân rễ của cây sẽ phân nhánh và mọc bò theo chiều ngang, có nhiều đốt. Lá cây thắng cố có hình dải hẹp, bẹ lá mọc ốp vào nhau và xòe sang hai bên ở phần ngọn. Cụm hoa hình bông mọc ở đầu cán dẹt, được phủ bởi lá bắc to và dài như bông hoa mọc trên lá.

Lá thắng cố thường được thấy ở đâu?

Dòng thực vật này thường mọc ở ven suối, tại các khu rừng tự nhiên ở những tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng. Tuy nhiên, vì nhu cầu sử dụng của đông đảo người dân trong thành phố nên lá cây thắng cố đã được đưa về trồng ở nhiều tỉnh đồng bằng và các tỉnh miền Nam của nước ta.

 Đặc điểm của lá thắng cố là gì?

Đặc điểm của lá cây thắng cố Tây Bắc
Đặc điểm của lá cây thắng cố Tây Bắc

Lá cây thắng cố có mùi vị nồng nàn, cay cay đặc trưng, được sử dụng như gia vị không thể thiếu trong món thắng cố danh bất hư truyền của người H’Mông. Điểm đặc biệt của loại lá này nằm ở lượng tinh dầu cao, dao động từ 0,5 đến 0,8 ml/kg. Thành phần chính trong tinh dầu là asaron (chiếm tới 86%), cùng với các chất phenol và axit béo. Thành phần hóa học của thắng cố lành tính với sức khỏe con người, thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Giá trị dinh dưỡng của lá cây thắng cố

Tác dụng nổi bật nhất của loài lá này chính là khả năng kích thích tiêu hóa nhờ asaron. Thành phần này giúp tăng cường tiết dịch dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hiệu quả, đồng thời giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng. Bên cạnh đó, vị cay nồng từ lá cây cũng kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng cho người sử dụng.

Có lẽ mọi người đều đã biết, lá thắng cố là gia vị quan trọng làm nên món thắng cố trứ danh ở vùng Tây Bắc. Nhờ vị the đắng nhẹ, mùi thơm nồng nàn nên khi nấu cùng thịt ngựa, thịt bò sẽ khử đi mùi tanh, đồng thời dậy vị ngọt thanh, đậm đà đặc trưng của loại thịt đỏ. 

Nấu món thắng cố với nguyên liệu là lá cây như thế nào?

Nếu có lá thắng cố mà không biết cách làm món thắng cố thì quả thực là đáng tiếc. Do đó, hãy theo dõi ngày đoạn nội dung sau đây để biết rõ hơn về cách tạo nên món ăn đầy sức hấp dẫn này nhé!

Sơ lược về món ăn

Giới thiệu món ăn đặc trưng làm từ lá thắng cố
Giới thiệu món ăn đặc trưng làm từ lá thắng cố

Nhắc đến Tây Bắc, không ai là không biết đến thắng cố – món ăn đặc trưng của người H’Mông lưu truyền qua bao đời nay. Được biết, thắng cố có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam, sau đó được chế biến theo cách thức của người dân tộc.

Điểm độc đáo của thắng cố nằm ở nguyên liệu chế biến là sử dụng thịt, món ăn còn dùng cả nội tạng, xương, da gân,… để ninh nhừ trong nồi nước dùng cùng với các gia vị đặc trưng của núi rừng như thắng cố, ớt, gừng, thảo quả,… tạo nên hương vị thơm ngon và khó cưỡng.

Nấu món ngon cùng lá cây thắng cố

Để nấu thắng cố ngon, các bạn có thể sử dụng thịt ba chỉ, da, nội tạng và xương sụn của ngựa, bò trâu hoặc dê. Các loại lá quan trọng như lá cây thắng cố, hoa hồi, quế chi, thảo quả, gừng, sả, kỳ tử, hạt sen, lá chanh, lá ngải cứu,… Không thể thiếu các món rau ăn kèm như rau ngót, rau cải, rau muống, đậu hà lan, nấm kim chi, rau xà lách,…

Hướng dẫn cách nấu thắng cố ngon như người bản địa

  • Bước 1: Các bạn cần làm sạch thịt và nội tạng, sau đó ướp với lá thắng cố, mắc khén, hạt dổi rang giã nhỏ, ớt cay, hoa hồi, gừng nướng, quế chi và hạt nêm để thật đậm đà và khử mùi tanh của thịt màu đỏ.
  • Bước 2: Sử dụng một chiếc chảo thật lớn để cho tất cả nguyên liệu như thịt thủ, xương đầu, thịt mông, xương chân, tim, gan, lòng đã ướp với gia vị cùng với lá cây thắng cố, đảo cho đều và săn thịt lại.
  • Bước 3: Hãy cho thêm nước và đun sôi sau đó ninh tiếp trong vòng từ 1,5 đến 2 giờ đồng hồ với mức lửa nhỏ. Trong khi ninh, các bạn nên thường xuyên hớt bọt để nước canh được ngon và trong. Khi thịt đã chín mềm, có thể cho thêm tiết đã cắt miếng vào cùng, thêm lá chanh để tăng hương vị đặc thù của món thắng cố.

Cách ăn món thắng cố chuẩn người Tây Bắc

Cách ăn thắng cố của người đồng bào miền núi Tây Bắc
Cách ăn thắng cố của người đồng bào miền núi Tây Bắc

Để thưởng thức thắng cố đúng điệu, thực khách cần tuân theo những quy tắc truyền thống. Thứ không thể thiếu trong mâm cơm chính là nước chấm được pha chế từ muối trắng hoặc bột canh, kết hợp cùng mắc khén, hạt sẻn, lá thắng cố tươi và ớt bản địa xắt nhỏ, tạo nên vị cay nồng, đậm đà, kích thích vị giác.

Khi ăn, người ta thường dùng bát to, mỗi người một đôi đũa gắp chung, nhúng trực tiếp các loại rau rừng vào nồi thắng cố đang sôi sùng sục. Ăn tới đâu, lấy tới đó, bát thắng cố lúc nào cũng nóng hổi. Nhấm nháp thêm cùng với rượu thì không còn gì bằng.

Các loại rau sống ăn kèm có thể nhúng trực tiếp vào bát thắng cố hoặc chảo đang sôi sùng sục. Ăn cùng rau giúp bạn không bị ngán, đồng thời gia tăng hương vị cho món ăn. Một bát thắng cố ngon sẽ có vị thơm nồng của gia vị, vị giòn dai của thịt ngựa, vị béo ngậy của nội tạng, vị cay the của ớt và vị chát nhẹ của rau rừng. Tất cả hòa quyện tạo thành món ăn không thể nào quên khi tới với Tây Bắc.

Kết luận

Lá thắng cố là gia vị không thể thiếu của món ăn thắng cố Tây Bắc. Không chỉ là gia vị quan trọng tạo nên nét văn hóa ẩm thực, loại lá cây này còn là một vị thuốc trong đông y, giúp tiết dịch tiêu hóa, thúc đẩy quá trình hoạt động của đường ruột. Nếu bạn có nhu cầu mua các loại gia vị và thịt gác bếp từ vùng núi Tây Bắc, hãy tham khảo trên website của thittraugacbep.com.vn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *