Tại Sao Mật Ong Bị Đóng Đường? Cách Xử Lý Tình Trạng Này

Mật ong có giá trị dinh dưỡng cao và rất được ưa chuộng trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, một số người sử dụng mật ong đã gặp phải tình trạng đóng đường khi lưu trữ trong thời gian dài. Vậy tại sao mật ong bị đóng đường? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Traugacbep.com.

Vì sao mật ong bị đóng đường?

Mật ong bị đóng đường là hiện tượng vô cùng phổ biến bởi trong mật ong có chứa đến 38,5% lượng đường fructozo và 31% lượng đường glucose. Hiện tượng này xảy ra bởi một số nguyên nhân như sau:

Mật ong bị đóng đường khiến nhiều người băn khoăn
Mật ong bị đóng đường khiến nhiều người băn khoăn

Nhiệt độ bảo quản

Mức độ kết tinh của mật ong sẽ thay đổi tuỳ vào môi trường nhiệt độ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Dưới 5 độ C: Mật ong rất khó đóng đường/kết tinh
  • Từ 6 – 20 độ C: Mật ong dễ dàng bị đóng đường/kết tinh
  • Trên 27 độ C: Ngưỡng nhiệt này khiến cho đường bị tan chảy và mật ong sẽ không bị kết tinh nhưng nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của mật.

Nguồn hoa lấy mật

Tùy vào từng loại hoa mà mật ong có mức độ đóng đường khác nhau. Một số loại hoa mà mật rất chậm đóng đường có thể kể tới như hoa nhãn, hoa cà phê,… Trong đó, mật từ hoa cúc quỳ, hoa mật, hoa keo,… lại có thời gian đóng đường khá nhanh.

Lượng phấn có trong mật

Mật ong thô (mật ong nguyên chất) thường có các hạt và phân tử phấn hoa nhỏ li ti lẫn trong mật. Đây chính là một yếu tố làm cho mật ong bị đóng đường. Ở các nước Phương Tây, mật ong thành phẩm được sản xuất hàng loạt phải lọc bỏ phấn hoa khi chế biến nên hầu như không bị kết tinh.

Lượng phấn có trong mật ong ảnh hưởng đến tình trạng kết tinh
Lượng phấn có trong mật ong ảnh hưởng đến tình trạng kết tinh

Hàm lượng nước trong mật

Mật ong có hàm lượng nước càng cao (mật lỏng) thì càng không bị kết tinh hoặc lâu bị kết tinh. Mật ong càng đặc thì càng kết tinh nhanh. Do vậy, tùy vào lượng nước có trong mật ong mà mật có thể đóng đường nhiều hay ít.

Hàm lượng đường Glucose

Tỷ lệ đường glucose trong mật ong càng cao thì chúng càng nhanh kết tinh. Mỗi loại cây lấy mật đều có hàm lượng glucose khác nhau nên khả năng đóng đường ở mỗi loại cũng khác nhau.

Mật ong kết tinh có sử dụng được không?

Mật ong kết tinh hoàn toàn sử dụng được. Hiện tượng đóng đường ở mật ong chỉ là sự tách nước và bão hòa đường tự nhiên có trong mật. Những phản ứng này mang tính chất đơn giản nên không tạo ra nhiều phản ứng hóa học gây biến đổi các thành phần của mật ong. 

Mật ong đóng đường hoàn toàn sử dụng được như bình thường
Mật ong đóng đường hoàn toàn sử dụng được như bình thường

Những loại mật ong nguyên chất, chưa được xử lý công nghiệp sẽ dễ bị kết tinh hơn vì lượng đường trong mật còn nguyên vẹn. Khi các thành phần này phản ứng với yếu tố môi trường sẽ dễ dàng đóng đường hơn. Do vậy, ở nhiều nơi trên thế giới, người ta rất ưa chuộng mật ong kết tinh bởi họ biết đó chính là mật ong thật và có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.

Hướng dẫn xử lý tình trạng mật ong đóng đường

Cách làm tan mật ong bị đóng đường tại nhà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện một vào thao tác cơ bản dưới đây:

Vật dụng cần chuẩn bị

  • 1 cái chậu vừa đủ để đựng lọ mật ong
  • 2 lít nước ấm khoảng 60 độ C

Cách thực hiện

  • Bước 1: Bạn bịt chặt dụng cụ đựng mật ong, sau đó ngâm phần mật ong bị đóng đường vào chậu nước ấm đã chuẩn bị. 
  • Bước 2: Đổ nước ấm ngập phần mật ong bị đóng đường rồi đảo chiều của lọ mật ong thường xuyên để hơi nóng lan tỏa đều trong lọ. 
  • Bước 3: Nếu nước trong chậu đã nguội mà phần đóng đường vẫn chưa tan  thì bạn cần đổ nước nguội đi và thay nước nóng mới vào.
  • Bước 4: Sau mỗi lần thay nước, bạn chú ý lau khô phần nắp lọ và mở nắp ra để thoát bớt không khí bên trong, rồi mới vặn chặt vào ngâm tiếp. 

Chú ý: Trong quá trình thực hiện, tuyệt đối không đun sôi, không sử dụng lò vi sóng và không phơi mật ong bị đóng đường dưới ánh nắng mặt trời.

Cách thức bảo quản mật ong nguyên chất 

Để mật ong ở nhiệt độ phòng

Mật ong có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng 20 – 25 độ C. Bạn nên để mật ong ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.

Để mật ong trong tủ lạnh

Nếu bạn muốn bảo quản mật ong lâu hơn, bạn có thể để nó trong tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn nên để mật ong trong hộp đựng kín để tránh bị ẩm và hút mùi của các thực phẩm khác trong tủ lạnh.

Để mật ong trong chai đựng kín

Bạn có thể đổ mật ong vào các chai thủy tinh đựng kín để bảo quản. Chai thủy tinh sẽ giữ được độ tinh khiết của mật ong và bảo vệ nó khỏi sự tiếp xúc với không khí bên ngoài.

Bảo quản mật ong trong các lọ kín, tránh không khí bên ngoài ảnh hưởng
Bảo quản mật ong trong các lọ kín, tránh không khí bên ngoài ảnh hưởng

Kiểm tra mật ong định kỳ

Bạn nên kiểm tra định kỳ trạng thái của mật ong để đảm bảo rằng nó không bị kết tinh hoặc thay đổi mùi vị. Đồng thời, bạn nên sử dụng mật ong đúng cách và không để nó tiếp xúc với kim loại, thủy tinh không được làm sạch,…

Cách phân biệt mật ong thật – giả bị kết tinh

Hiện nay, có những đơn vị lợi dụng đặc điểm đóng đường của mật ong để làm mật ong giả trục lợi. Theo đó, họ sẽ trộn trước đường, phèn chua, mạch nha vào mật ong để tạo hiện tượng kết tinh giả. Bạn có thể nhận biết loại mật ong giả bị đóng đường như sau:

  • Mật ong giả có phần đường đóng thành mảng lớn và rất cứng ở bên dưới đáy lọ. Mật ong thật khi đóng đường sẽ hình thành những hạt đường nhỏ li ti.
  • Đường bị kết tinh của mật ong giả rất khó tan cho dù bỏ vào nước nóng. Ngược lại, mật ong thật bị đóng đường vô cùng dễ tan.

Những chia sẻ của bài viết trên đây của thittraugacbep.com.vn chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp câu hỏi mật ong rừng có bị đóng đường không. Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết cách bảo quản mật ong nguyên chất và phân biệt được mật ong thật – giả. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan