Cách Vắt Mật Ong Từ Sáp Và Cách Bảo Quản Mật Ong Chuẩn

Mật ong là loại thực phẩm có giá trị sử dụng và dinh dưỡng rất cao thường được dùng trong đời sống hàng ngày như uống, chữa bệnh, nấu ăn,… để lấy được mật ong phải lấy từ phần sáp của tổ ong. Biết cách vắt mật ong sẽ giúp bạn lấy được nhiều mật nhất mà không làm mất giá trị dinh dưỡng của mật. Cùng theo dõi ngay bài viết sau của Thittraugacbep.com.vn nhé!

Tìm hiểu sáp ong là gì?

Sáp ong là thành phần chứa mật của ong được lấy sau khi thu hoạch tổ ong, đây là nơi sống chính của ong. Sáp ong có dạng hình khối lớn với nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt, được sắp xếp kết nối theo thứ tự từng tầng từng lớp. Sáp ong được hình thành từ tơ của các loại thực vật khác mà ong thợ lấy về làm tổ đặc biệt từ mật của các loài hoa.

Sáp ong chứa nhiều mật thường kích thước dạng bầu
Sáp ong chứa nhiều mật thường kích thước dạng bầu

Theo các nghiên cứu chỉ ra, phần sáp ong chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe gồm:

  • Các thành phần axit béo và este thực phẩm tự nhiên
  • Trong sáp ong có hơn 20 – 30 loại flavonoid, pinocembrin, galangin và chrysin.
  • Có các acid amin cùng một số loại vitamin B1, B2, A, E, D, các loại khoáng chất như canxi, magie, đồng, mangan, kẽm, sắt.

Hướng dẫn cách vắt mật ong từ sáp được nhiều mật

Đối với người chưa từng lấy mật từ sáp ong, để biết cách vắt chuẩn mà có thể giữ được giá trị dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo cách sau:

Dụng cụ cần chuẩn bị

Các dụng cụ cần chuẩn bị để vắt mật ong từ sáp gồm:

  • 1 chiếc dao inox sắc, mỏng và 1 chiếc muôi inox cỡ lớn.
  • Lưới, phơi sắt lọc mật ong hoặc cách loại rây, rá, rổ inox có lỗi nhỏ để lọc.
  • Thùng, chậu nhựa, xô nhựa hoặc inox để đựng mật ong chảy
  • Găng tay

Cách vắt mật ong từ sáp được nhiều mật

Bước 1: Sử dụng dao để cắt “bọng mật” ra khỏi cây, nên cắt dọc theo cánh của bầu mật ong rồi cho vào rây, rá lọc. Khi bạn tách sáp ong ra khỏi phần cây thì đừng cắt sát cành quá bởi vị trí này thường chứa phấn hoa của tổ ong. Nếu phấn hoa lẫn vào mật sẽ khiến mật bị chua nhanh lên men và chất lượng bị giảm.

Bước 2: Sau khi cắt, bạn sử dụng chiếc muỗng sach để ép mật ong chảy ra khỏi bầu. Hoặc sử dụng găng tay để vắt từng chút một cho mật ong chảy hết từ sáp ra. Mật sau khi trút hết từ sáp sẽ sủi bọt màu trắng nhẹ, đây là phần gas mật, vẫn sử dụng bình thường bạn không cần phải loại bỏ.

Cách vắt mật ong trực tiếp bằng tay qua phơi lọc
Cách vắt mật ong trực tiếp bằng tay qua phơi lọc

Bước 3: Để bảo quản mật nguyên chất, bạn nên đựng vào lọ, hũ thủy tinh sạch, đặt ở nơi có nhiệt độ mát mẻ, tránh ánh sáng, không nên để tủ lạnh.

Các dụng cụ bảo quản mật ong tốt nhất

Mật ong rừng có thời gian sử dụng trong vòng 2 năm kể từ khi khai thác bởi phần mật rất dễ dính với phấn hoa nên việc lên men gây chua nhanh, không để lâu được.

Để bảo quản mật ong được tốt nhất thì dụng cụ đựng mật ong cũng rất quan trọng, các loại chai lọ thường dùng để đựng mật gồm:

Bình, chai, lọ đựng bằng thủy tinh

  • Ưu điểm: Các loại chai, lọ bình đựng làm bằng thủy tinh là dụng cụ bảo quản mật ong được tốt nhất vừa có tính thẩm mỹ cao, không màu, không gây mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng của mật ong.
  • Nhược điểm: Giá thành của lọ, hũ đựng thủy tinh cao hơn, chất liệu này thì lại khá dễ vỡ nên cần cẩn thận khi di chuyển.
Ngoài cách vắt mật ong thì cách bảo quản mật ong cũng rất quan trọng
Ngoài cách vắt mật ong thì cách bảo quản mật ong cũng rất quan trọng

Chai lọ nhựa plastic

  • Ưu điểm: Lọ nhựa sẽ dễ di chuyển không lo bị vỡ khi va đập mạnh đảm bảo được mật ong đựng sẽ không bị hao hụt, giá thành mua lọ nhựa cũng rẻ hơn thủy tinh.
  • Nhược điểm: Phần nhựa khi ngâm quá lâu cùng mật ong sẽ dễ tạo ra những chất không tốt cho sức khỏe. Do đó mà mọi người chỉ dùng lọ nhựa để đựng mật trong thời gian ngắn.

Không dùng chai lọ bằng gỗ hoặc kim loại

Các dụng cụ như chai lọ, hũ bằng gỗ hay kim loại đều không an toàn để sử dụng bảo quản mật ong. Khi đựng mật ong lâu ngày trong lọ gỗ sẽ hấp thụ mùi của gỗ làm ảnh hưởng đến chất lượng mật bên trong. Đặc biệt mật ong thường được đặt ở vị trí râm mát, nên gỗ rất dễ bị mốc khi ở môi trường này.

Đối với các loại chai lọ bằng kim loại khi đựng mật ong, lâu ngày các chất có trong kim loại và mật ong tác dụng với nhau gây ra các độc tố tiềm tàng có hại cho sức khỏe người dùng.

Những lưu ý khi bảo quản mật ong để sử dụng lâu 

Để mật ong được bảo quản được lâu mà vẫn giữ được chất lượng, sau đây là một vài lưu ý bạn cần nắm được:

  • Không để mật ong tại những nơi có mùi bởi mật ong rất dễ bị lây mùi từ những thực phẩm khác như hành, tỏi, cá, thịt,…
  • Tránh ánh nắng trực tiếp khiến mật ong chuyển màu, gây mùi và bị hư hỏng, chỉ nên đặt mật ong ở vị trí râm mát.
  • Bảo quản ở nhiệt độ từ 21 – 27 độ C, đừng để mật ong ở tủ lạnh ngăn mát, bởi đây không phải nhiệt độ thích hợp sẽ khiến mật ong cô đặc, kết tủa thành đường.
  • Đừng để không khí, nước lọt vào lọ mật ong nguyên chất bởi không khí có nhiều bụi bẩn dễ làm mật ong bị oxi hóa làm dinh dưỡng bị biến chất. Nước kết hợp với mật ong lâu ngày sẽ làm mật ong lên men, gây hỏng không thể sử dụng được.
  • Không nên vặn nắp quá chặt sẽ dễ tạo ra khí gas, sủi bọt có thể gây nguy hiểm khi mở lọ.
  • Bạn cần quan sát mật ong để xác định chất lượng mật còn tốt hay không qua màu sắc nếu mật càng sẫm màu so với ban đầu thì mật đã hỏng. Qua mùi vị, nếm thử mật ong thấy vị chua không còn vị ngọt, bọt khí xuất hiện thì mật đã hết hạn dùng.
Lưu ý khi bảo quản mật ong để sử dụng lâu
Lưu ý khi bảo quản mật ong để sử dụng lâu

Nắm rõ được cách vắt mật ong từ sáp sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, thu được nhiều mật mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng. Theo dõi Thittraugacbep.com.vn để biết thêm nhiều loại đặc sản ngon của vùng Tây Bắc bạn nhé!

Bài viết liên quan